messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

Hỗ trợ trực tuyến ngay

tu-van

Mrs.Mai

0945.417.993

phone

Phone

Gọi ngay: 0945417993

Thép Không Gỉ (Inox) Là Gì? Phân Biệt Inox 304 Và Inox 201

Thép inox sở hữu những đặc tính ưu việt như cứng cáp, chống ăn mòn,… Chính vì vậy, được sử dụng rất nhiều trong sản xuất công nghiệp và trong đời sống.

inoxgiahung

Inox thép không gỉ sở hữu những đặc tính ưu việt như cứng cáp, dẻo dai, chống ăn mòn,… Chính vì vậy, đây là loại vật liệu được sử dụng rất nhiều trong sản xuất công nghiệp và trong đời sống hàng ngày. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đặc tính, ứng dụng và những vấn đề liên quan về inox thép không gỉ. 

1. Inox (hay thép không gỉ) là gì?

Thép inox là một hợp kim của sắt với thành phần cấu tạo chứa tối thiểu 10,5% Crom và tối đa 1,2% Carbon (tính theo khối lượng). Một số loại inox còn có thêm hàm lượng Molipden để hình thành các đặc tính mà môi trường sử dụng hợp kim yêu cầu.

thép inox

Inox còn được gọi là thép không gỉ với những tính chất nổi bật, rất được ưa chuộng hiện nay 

=> Xem thêm: Tấm Inox 304 - Lựa Chọn Tốt Nhất Cho Ứng Dụng Công Nghiệp Và Xây Dựng

2. Ứng dụng của inox

Với nhiều tính chất nổi bật, inox hay thép không gỉ chính là vật liệu lý tưởng hàng đầu hiện nay. Các hoạt động sản xuất công nghiệp và các lĩnh vực đời sống hàng ngày đều sử dụng thép inox, cụ thể như sau:

  • Inox dùng để chế tạo thiết bị, dây chuyền công nghiệp, hệ thống đường ống dẫn hóa chất,… của các nhà máy hóa chất, nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy dệt, in, nhuộm,…
  • Inox dùng để chế tạo, đóng tàu thuyền; sản xuất linh phụ kiện ô tô, xe máy, các thiết bị điện tử, máy lạnh, tủ lạnh, bếp từ,…
  • Inox đồng thời cũng là vật liệu xây dựng và trang trí cho các công trình kiến trúc như tòa nhà, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học,…
  • Thép inox dùng để sản xuất đồ dùng nội thất, phụ kiện nhà bếp như bàn ghế, kệ tủ, nồi chảo, rổ rá, chén dĩa, đũa muỗng, bồn rửa, tủ bếp,… 
  • Các loại inox trang trí dùng để ốp trần, tường, thang máy; trang trí tạo điểm nhấn cho ban công, lan can, cầu thang; làm bảng hiệu quảng cáo, chữ nổi, logo,…

3. Đặc tính của inox thép không gỉ

Nhìn chung, thép inox sở hữu các đặc tính nổi bật sau:

  • Độ dẻo cao, đặc biệt dẻo dai ở môi trường nhiệt độ thấp.
  • Độ cứng và độ bền tối ưu, khó bị gãy vỡ, biến dạng.
  • Khả năng chống ăn mòn cực kỳ tốt trong mọi điều kiện sử dụng.
  • Phản ứng từ kém.
  • Thích hợp mọi phương pháp gia công (rèn, hàn, uốn, cắt, dát mỏng,…).

thép inox

Thép inox có độ cứng cao, chịu lực tốt, chống oxy hóa tối ưu, dễ gia công định hình,… 

4. Phân loại thép không gỉ

Hiện nay, người ta phân inox thép không gỉ thành 4 loại chính, bao gồm:

4.1. Austenitic

Trong các loại thép inox thì Austenitic là thông dụng nhất với thành phần cấu tạo gồm 7% Niken, 16% Crom, 0,08% Carbon. Thành phần cấu tạo này tạo nên các đặc tính cơ bản như khả năng chống ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ rộng, không bị nhiễm từ, thích hợp mọi phương pháp gia công (uốn, hàn). 

Các mác thép điển hình của Austenitic có thể kể đến như SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s,… Chúng được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp đóng tàu thuyền, xây dựng, sản xuất đồ gia dụng,… 

4.2. Ferritic

Thành phần cấu tạo của Ferritic gồm 12 - 17% Crom, hình thành nên các đặc tính giống như thép mềm (thép Carbon thấp). Tuy nhiên, so với thép mềm thì khả năng chống ăn mòn của Ferritic được đánh giá cao hơn. 

Các mác thép điển hình của Ferritic có thể kể đến như SUS 430, 410, 409,… Chúng được ứng dụng trong xây dựng kiến trúc, làm đồ gia dụng, sản xuất nồi hơn,…

inox thép không gỉ

Inox thép không gỉ được chia thành 4 nhóm chính là Austenitic, Ferritic, Duplex và Martensitic

4.3. Austenitic - Ferritic (Duplex)

Ngay từ tên gọi, chúng ta cũng dễ dàng hiểu được loại thép inox này “nằm giữa” Austenitic và Ferritic. Thành phần cấu tạo của Duplex chứa Niken ít hơn Austenitic, có những tính chất nổi bật như độ bền cao, rất mềm dẻo.

Các mác thép điển hình của Duplex có thể kể đến như LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA. Chúng thường được sử dụng để thay thế cho các mác thép của Austenitic trong các ngành công nghiệp hóa dầu, chế tạo tàu biển, sản xuất giấy,… 

4.4. Martensitic

Trong số các loại thép inox hiện nay thì Martensitic ít phổ biến hơn với thành phần cấu tạo từ 11 - 13% Crom. Khả năng chống ăn mòn của loại thép không gỉ này chỉ ở mức tương đối. Nhưng bù lại, độ cứng và khả năng chịu lực tốt. Chính vì vậy, rất lý tưởng để sản xuất lưỡi dao cắt, cánh tuabin của các thiết bị cơ khí, máy công nghiệp. 

5. Bảng so sánh khả năng giữa các loại thép không gỉ

Để thuận tiện hơn trong việc lựa chọn và sử dụng thép inox, bạn có thể tham khảo bảng so sánh các khả năng của 4 loại thép không gỉ kể trên. 

Nhóm hợp kim

Từ tính

Tốc độ hóa bền rèn

Chịu ăn mòn

Khả năng hóa bền

Tính dẻo

Làm việc ở nhiệt độ cao

Làm việc ở nhiệt độ thấp

Tính hàn

Austenit

Không

Rất cao

Cao

Rèn nguội

Rất cao

Rất cao

Rất tốt

Rất cao

Ferritic

Trung bình

Trung bình

Không

Trung bình

Cao

Thấp

Thấp

Duplex

Trung bình

Rất cao

Không

Trung bình

Thấp

Trung bình

Cao

Martensit

Trung bình

Trung bình

Tôi và Ram

Thấp

Thấp

Thấp

Thấp

Hoá bền tiết pha

Trung bình

Trung bình

Hoá già

Trung bình

Thấp

Thấp

Cao

6. Làm sao nhận biết inox 304 so với inox 201?

Hiện nay, inox 304 và inox 201 là được sử dụng nhiều nhất. Nhưng không phải ai cũng biết cách phân biệt 2 loại inox này để lựa chọn và sử dụng cho đúng. Dưới đây là những “mẹo” dành cho bạn.

  • Sử dụng nam châm: Nếu là inox 304 thì có lực hút nhẹ. Nếu là inox 201 thì không có lực hút.
  • Sử dụng axit: Trong khi inox 304 không xảy ra phản ứng hóa học thì inox 201 lại có hiện tượng sủi bọt.
  • Sử dụng thuốc thử: Inox 304 khiến thuốc thử chuyển sang màu xanh, còn inox 201 làm thuốc thử có màu đỏ gạch. 

inox 304 và inox 201

Có nhiều cách để phân biệt inox 201 và inox 304, sử dụng thuốc thử là một trong số đó 

7. Những loại thép không gỉ (inox) đang phổ biến ở thị trường Việt Nam

Tại Việt Nam, có 4 loại thép inox được sử dụng phổ biến là inox 201, inox 304, inox 316 và inox 430.

7.1. Inox 201

Inox 201 chứa 16 - 18% Crom, 3,5 - 5,5% Niken, 0,15% Carbon, có bổ sung thêm Mangan và Nito. Inox 201 có đặc tính nổi bật là bền, chịu nhiệt tốt, không nhiễm từ trong điều kiện ủ nhưng khi làm lạnh thì lại có từ tính. Inox 201 thường được sử dụng thay thế cho inox 304 để tiết kiệm chi phí.

Thành phần hóa học

Thành phần Tỷ lệ (%)
Sắt 72
Crôm 16.0-18.0
Manga 5.50 – 7.50
Niken 3.50 – 5.50
Silic 1.0
Nitơ 0.25
Cacbon 0.15

7.2. Inox 304

Inox 304 chứa 18 - 20% Crom, 8 - 10% Niken, 0,07% Carbon. Đây là inox thép không gỉ được sử dụng nhiều nhất hiện nay với các đặc tính nổi bật như cứng cáp, bền bỉ, chống oxy hóa vượt trội. Inox này cũng có trong hầu hết các hình thức sản phẩm của thép không gỉ như cuộn, tấm, ống, thanh,…

Thành phần hóa học

Thành phần Tỷ lệ (%)
Cacbon 0.07
Mangan 2.0
Silic 0.75
Photpho 0.045
Lưu huỳnh 0.03
Crom 18.0 – 20.0
Niken 8.0 – 10.5
Nitơ còn lại

7.3. Inox 316

Inox 316 chứa 16 - 18% Crom, 10 - 14% Niken, 0,03 - 0,08% Carbon, có bổ sung thêm Molypden. Thành phần cấu tạo này giúp inox 316 có khả năng chống ăn mòn, chống rỗ trong môi trường đặc biệt, rất bền bỉ ở môi trường nhiệt độ cao. Vì vậy, thường thay thế inox 304 trong những điều kiện sử dụng khắc nghiệt.

Thành phần hóa học

Thành phần Thép không gỉ 316 (%) Thép không gỉ 316L (%)
Cacbon ≤ 0.08 ≤ 0.03
Mangan ≤ 2.0 ≤ 2.0
Silic ≤ 0.75 ≤ 0.75
Photpho ≤ 0.045 ≤ 0.045
Lưu huỳnh ≤ 0.03 ≤ 0.03
Crom 16.0 – 18.0 16.0 – 18.0
Molypden 2.0 – 3.0 2.0 – 3.0
Niken 10.0 – 14.0 10.0 – 14.0
Nitơ ≤ 0.10 ≤ 0.10

7.4. Inox 430

Inox 430 chứa 16 - 18% Crom, 0,75% Niken, 0,12% Carbon. Đây là loại inox có độ cứng không cao nên rất dễ gia công. Ngoài ra, inox 430 có khả năng chống oxy hóa ở môi trường nhiệt độ cao. Còn trong điều kiện bình thường thì khả năng chống ăn mòn không thực sự tốt.

Thành phần hóa học

Thành phần Thép không gỉ 430 (%) Thép không gỉ 430F (%)
Cacbon ≤ 0.12 ≤ 0.12
Mangan ≤ 1.0 ≤ 1.25
Silic ≤ 1.0 ≤ 1.0
Photpho ≤ 0.04 ≤ 0.06
Lưu huỳnh ≤ 0.03 ≥ 0.15
Crom 16.0 – 18.0 16.0 – 18.0
Molypden
Niken ≤ 0.75
Nitơ

inox thép không gỉ

Việt Nam đang sử dụng nhiều 4 loại inox là inox 201, inox 304, inox 316 và inox 430 

 

Bảng thành phần hóa học các loại thép không gỉ phổ biến

Mác thép C (%) Si (%) Mn (%) P (%) S (%) Cr (%) Ni (%) Chống ăn mòn và oxy hóa
SUS 316 ≤ 0.08 ≤ 1 ≤ 2 ≤ 0.045 ≤ 0.03 16-18 10-14 Rất tốt
SUS 304 ≤ 0.08 ≤ 1 ≤ 2 ≤ 0.045 ≤ 0.03 18-20 8-10 Tốt
SUS 304L ≤ 0.03 ≤ 1 ≤ 2 ≤ 0.045 ≤ 0.03 18-20 9-13 Tốt
SUS 201 ≤ 0.15 ≤ 1 5.5-7.5 ≤ 0.06 ≤ 0.03 16-18 3.5-5.5 Trung bình
SUS 430 ≤ 0.12 ≤ 1 ≤ 1 ≤ 0.04 ≤ 0.03 16-18 0 Kém

Trên đây là những chia sẻ về thép inox, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về loại vật liệu này. Mọi nhu cầu mua và sử dụng inox thép không gỉ, liên hệ ngay đến Inox Gia Hưng để được báo giá và cung cấp nhanh chóng.

Nguyễn Thùy Vân

Là một trong những chuyên gia trẻ hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mặt hàng thép không gỉ (Inox). Với những công trình nghiên cứu và kinh nghiệm chuyên môn về ngành vật liệu đẳng cấp mới này. Sẽ luôn mang đến cho khách hàng những bài viết chia sẻ kiến thức vô cùng hữu ích.

Nguyễn Thùy Vân

TIN TỨC LIÊN QUAN

inoxgiahung
Hỗ trợ 24/7

ĐỊA CHỈ & NHÀ MÁY SẢN XUẤT

CÔNG TY TNHH INOX GIA HƯNG

NHÀ MÁY SẢN XUẤT

CÔNG TY TNHH INOX GIA HƯNG

NHÀ MÁY SẢN XUẤT

Công Ty TNHH INOX GIA HƯNG

Địa chỉ : 12, quốc lộ 1A, thôn Cổ Điển A, Xã Tứ Hiệp, Huyện Thanh Trì, Tp Hà Nội, Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh : 0102388208

Ngày cấp : 10/10/2007

Nơi cấp : Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

VPGD :

  • Kho G4, TT dịch vụ cơ điện, Km12, Quốc Lộ 1A, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Nhà máy SX :

  • Kho G4, TT dịch vụ cơ điện, Km12, Quốc Lộ 1A, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
0945417993 / Hotline/ Zalo giahung.inoxtrangtri@gmail.com

Mon - Fri: 7:30 - 17:30

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

inoxgiahung
Copyright © 2022 inoxgiahung.vn. All Rights Reserved.