messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0945417993

Inox Là Gì? Loại Nào Tốt Nhất? Tại Sao Nên Sử Dụng Inox?

Inox là vật liệu quen thuộc với loạt ứng dụng trong các ngành công nghiệp và dân dụng. Thế nhưng, để hiểu rõ inox là gì, nguồn gốc từ đâu, có bao nhiêu loại

inoxgiahung

Inox là loại vật liệu quen thuộc với hàng loạt ứng dụng, cả trong các ngành công nghiệp lẫn trong đời sống hàng ngày. Thế nhưng, để hiểu rõ inox là gì, nguồn gốc từ đâu, có bao nhiêu loại, gồm những đặc tính nào thì không nhiều người biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp “tất tần tật” những thắc mắc này. 

1. Inox là gì?

Inox còn được gọi là thép trắng, thép không gỉ. Đây là một dạng hợp kim của sắt chứa tối thiểu 10,5% Crom với nhiều đặc tính nổi bật như cứng chắc, bền bỉ, chống ăn mòn, chịu nhiệt cao,… 

Ngoài Crom thì inox làm từ gì mà sở hữu nhiều đặc tính nổi bật như vậy? Đương nhiên không thể bỏ qua các thành phần như Niken (Ni), Carbon (C), (Nito (N), Mangan (Mn), Molybdenum,… Tỷ lệ các thành phần này sẽ quyết định tính chất của inox cũng như là tiêu chí quan trọng để phân loại inox. 

inox là gì

Inox là gì? Đó chính là một hợp kim của sắt mà trong thành phần chứa tối thiểu 10,5% Crom, sở hữu nhiều đặc tính nổi bật

=> Xem thêm: Cuộn Inox Công Nghiệp Có Các Chủng Loại Và Bề Mặt Nào?

2. Nguồn gốc của inox

Năm 1913, Harry Brearley - một chuyên gia người Anh đã sáng chế ra loại thép có khả năng chống ăn mòn tối ưu. Ông đã giảm lượng Carbon và tăng Crom để tạo nên loại vật liệu có khả năng chịu được môi trường sử dụng khắc nghiệt. 

Sau nghiên cứu của Harry Brealey, hãng thép Krupp của Đức tiếp tục cải tiến bằng cách bổ sung thêm Niken vào vật liệu này, cho ra đời thép mã 300 và 400. Chúng không chỉ chống ăn mòn tốt mà còn đặc biệt dẻo dai, dễ gia công và tạo hình.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, thép mã 300 và 400 được một chuyên gia người Anh khác là W. H Hatfield tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Ông đã thay đổi tỷ lệ của Niken và Crom để tạo nên loại inox sở hữu nhiều đặc tính nổi bật và rất phổ biến hiện nay. Đó chính là inox 304. 

Tính đến thời điểm hiện tại thì inox có tới hàng trăm mác thép khác nhau. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, lĩnh vực nhờ vào những đặc tính nổi bật của mình. 

nguồn gốc inox

3. Quy trình sản xuất inox

Quy trình sản xuất inox bao gồm các công đoạn sau. 

  • Các nguyên liệu thô (quặng sắt và tạp chất) sẽ được làm nóng chảy trong lò điện (từ 8 - 12 giờ), sau đó đem đi đúc dưới dạng bán thành phẩm, bao gồm hoa, phôi, tấm, thanh, ống, đạn.
  • Các bán thành phẩm được đem đi gia công cán nóng. Tại đây, các hạt biến dạng sẽ kết tinh lại, duy trì cấu trúc ổn định cho các hạt có kích thước giống nhau, giúp thép không bị cứng. 
  • Một số sản phẩm tiếp tục được đem đi cán nguội dưới sự trợ giúp của máy móc hiện đại. Nhờ đó, tạo ra các sản phẩm thép không gỉ có hình dạng và kích thước đa dạng.
  • Sau khi cán nguội thì vật liệu sẽ trải qua khâu ủ và tẩy gỉ. Công đoạn này giúp khôi phục lại các đặc tính của vật liệu, nhất là trong quá trình cán nguội, cấu trúc tinh thể của vật liệu đã bị xô lệch và biến dạng.
  • Những vết gỉ trên bề mặt vật liệu sẽ được làm sạch bằng dung dịch axit tẩy rửa hoặc bằng nước dưới áp suất cao. Và quá trình tẩy gỉ này tạo ra lớp oxit crom mỏng, có tác dụng bảo vệ bề mặt inox.  
  • Bước cuối cùng là inox sẽ được gia công cắt thành những hình dạng, kích thước theo yêu cầu bằng các dụng cụ chuyên dụng trong lĩnh vực cơ khí.

quy trình sản xuất inox

Inox được sản xuất theo quy trình bài bản, khép kín để tạo ra vật liệu có tính ứng dụng cao 

4. Các đặc tính của inox là gì?

Việc nắm bắt các đặc tính của inox sẽ giúp người dùng dễ dàng chọn được sản phẩm phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng. Vậy inox có những đặc tính nổi bật nào?

  • Độ cứng và độ bền cao, vượt trội hơn hẳn các loại kim loại khác.
  • Tốc độ hóa bền rèn cao hơn rất nhiều so với thép carbon. 
  • Khả năng chịu nhiệt và giữ nhiệt tốt. 
  • Chống ăn mòn và chống oxy hóa tối ưu. 
  • Dẻo dai, dễ gia công và tạo hình.
  • Phản ứng từ kém, dẫn điện thấp. 

đặc tính inox

Inox được đánh giá cao hơn các loại kim loại khác nhờ vào những đặc tính ưu việt của mình 

Lưu ý là mỗi nhóm inox sẽ thể hiện những đặc tính khác nhau, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn qua bảng dưới. 

Nhóm hợp kim

Từ tính

Chịu ăn mòn

Tính dẻo

Tính chịu nhiệt

Austenit

Không

Cao

Rất cao

Rất cao

Duplex

Rất cao

Trung bình

Thấp

Ferritic

Trung bình

Trung bình

Cao

Martensitic

Trung bình

Thấp

Thấp

Hoá bền tiết pha

Trung bình

Trung bình

Thấp

4. Phân loại inox

Hiện có rất nhiều cách phân loại inox khác nhau. Chẳng hạn như phân loại theo chủng loại, phân loại theo quy cách, phân loại theo màu sắc/ bề mặt,… 

  • Phân loại theo chủng loại: Gồm có inox 201, inox 316, inox 304, inox 430,… với những đặc tính khác nhau và giá thành cũng không giống nhau. 
  • Phân loại theo quy cách: Inox tấm, inox cuộn, inox ống,… Tùy nhu cầu sản xuất mà người dùng lựa chọn sản phẩm có quy cách phù hợp. 
  • Phân loại theo kiểu dáng: Inox gân, inox nhám, inox đục lỗ,… thường được ứng dụng trong xây dựng, làm bậc thang, sàn nhà xưởng, sàn xe tải. 
  • Phân loại theo bề mặt/ màu sắc: Inox trắng gương, inox vàng gương, inox mạ vàng, inox xước, inox mờ, inox 3D,… Những sản phẩm này có tính thẩm mỹ cao nên rất được ưa chuộng trong thiết kế nội thất, quảng cáo.
  • Phân loại inox theo thành phần thép cấu thành: Austenitic ( SUS 304, 301, 306, 310, 312,…), Ferritic (SUS 430, 410, 409), Martensitic, Austenitic-Ferritic (Duplex) (LDX 201, SAF 204, 205, 253)

Nói chung, dựa vào cách phân loại, bạn sẽ có cách lựa chọn sản phẩm phù hợp với điều kiện ngân sách và yêu cầu sử dụng. 

phân loại inox

Người ta dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại inox như chủng loại, quy cách, kiểu dáng, màu sắc, bề mặt,… 

5. Các loại inox được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Như đã nói ở trên, hiện có hàng trăm mác thép với những đặc tính khác nhau. Trong đó, 4 mác thép dưới đây là phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất. 

5.1. Inox 430

Thuộc phân khúc giá rẻ với thành phần tỷ lệ 18% Crom và không chứa Niken. Loại inox này bị nhiễm từ và dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường, thời tiết. Do đó, ít được sử dụng hoặc chỉ sử dụng trong điều kiện tạm thời, thời gian ngắn.

inox 430

5.2. Inox 201

Đây là dòng inox có giá thành tương đối với thành phần tỷ lệ 18% Crom và 8% Niken. Đặc biệt, hàm lượng Mangan trong inox 201 khá cao nên chúng rất cứng chắc. Nhưng xét về khả năng chống ăn mòn thì lại không được đánh giá cao.

5.3. Inox 304

Loại inox này có giá hơi cao với thành phần tỷ lệ 8% Crom và 10% Niken. Hiện nay, inox 304 rất được yêu thích và có tính ứng dụng rộng rãi nhờ vào những đặc tính nổi bật. Có thể kể đến như sáng bóng, cứng cáp, chịu nhiệt tốt, đặc biệt là khả năng chống ăn mòn vượt trội. 

inox 304

Inox 304 là loại inox được sử dụng nhiều nhất hiện nay bởi mức giá phải chăng cùng hàng loạt tính năng nổi bật

=> Xem thêm: Bảng Giá Tấm Inox 304 Chi Tiết Chuẩn Nhất Tại Inox Gia Hưng

5.4. Inox 316

Trong 4 loại inox được sử dụng nhiều nhất thì inox 316 có giá thành đắt nhất. Thành phần tỷ lệ 17% Crom và 12,5% Niken, đặc biệt, được bổ sung thêm Molypden giúp gia tăng khả năng chống ăn mòn. Giá thành cao cùng đặc tính nổi bật nên loại inox này chỉ được sử dụng trong những ngành nghề, lĩnh vực đặc thù.

inox 316

7. Tại sao nên sử dụng inox?

Biết được inox là gì, vậy bạn có biết tại sao vật liệu này lại được sử dụng rất nhiều hiện nay? Đó chính là nhờ vào những lý do sau.

  • Inox có tính thẩm mỹ cao với bề mặt sáng bóng hoặc được gia công tạo màu, làm xước, bóng mờ rất ấn tượng.
  • Inox có khả năng chống oxy hóa và ăn mòn tối ưu trong điều kiện môi trường và thời tiết khắc nghiệt.
  • Cứng, dẻo, dễ gia công và tạo hình cũng là lý do inox được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực và cả trong đời sống hàng ngày. 
  • Có thể tái sử dụng vật liệu inox để vừa tiết kiệm chi phí, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

tại sao nên của dụng inox

8. Ứng dụng của inox

Với những ưu điểm nổi bật nói trên, không quá khó hiểu tại sao inox lại được ưa chuộng và ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực.

  • Trong xây dựng, inox được dùng để làm kết cấu chịu lực cho các công trình tòa nhà, cao ốc hay cầu đường. 
  • Trong thiết kế nội thất, inox dùng để ốp trần, tường, thang máy hoặc làm cầu thang, lan can, ban công,… Ngoài ra, vật liệu này còn được dùng để sản xuất các phụ kiện trang trí bàn ghế, kệ tủ, đèn,…
  • Trong ngành gia dụng, inox là vật liệu quen thuộc để chế tạo đồ dùng, phụ kiện nhà bếp như nồi, chảo, đũa, muỗng, rổ, dao, kéo hay tủ bếp, bàn ghế,…
  • Trong lĩnh vực y tế, inox dùng để sản xuất tủ thuốc, khay đựng thuốc, dụng cụ phẫu thuật, thùng rác y tế nhờ vào đặc tính không gỉ sét, dễ vệ sinh làm sạch.
  • Trong quảng cáo, inox, đặc biệt là inox mạ và inox xước được sử dụng để làm bảng hộp quảng cáo, bảng chỉ dẫn thông tin.
  • Trong các ngành công nghiệp nặng, inox là vật liệu không thể lý tưởng hơn để làm đường ống, bình chứa công nghiệp, dây chuyền sản xuất, thiết bị máy móc, đóng tàu thuyền,… 

ứng dụng của inox

Dễ dàng bắt gặp sự “góp mặt” của vật liệu inox trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau 

9. Cách nhận biết inox thật và giả

Để phân biệt inox thật và giả, bạn có thể áp dụng những cách đơn giản sau.

9.1. Dùng nam châm

Khi đưa cục nam châm đến gần inox, nếu không có lực hút hoặc lực hút rất nhẹ thì đó là inox thật. Ngược lại, lực hút mạnh thì đó là inox giả, bị pha trộn nhiều tạp chất.

9.2. Dùng dung dịch thử

Dung dịch thử, cụ thể ở đây là axit 70 độ sẽ giúp bạn nhận biết inox thật giả dễ dàng. Nếu là inox thật thì sẽ giữ nguyên màu sắc và độ sáng bóng. Nếu là inox giả thì chỗ tiếp xúc với dung dịch sẽ nhanh chóng chuyển sang màu đen.

9.3. Test thành phần hóa học

Đối với cách thử này thì bạn cần mang mẫu test đến trung tâm kiểm nghiệm để được thực hiện và cho kết quả chính xác. Thành phần hóa học trong mẫu test sẽ giúp bạn biết được đó là loại inox nào.

  • Inox 201: Hàm lượng Niken từ 0.8 - 4.5%, hàm lượng Mangan 7,1%. 
  • Inox 304: Hàm lượng Niken 8.1% và hàm lượng Mangan 1%. 
  • Inox 430: Không chứa Niken và hàm lượng Crom là 18%.

nhận biết inox

Có nhiều cách để phân biệt inox thật - giả như dùng nam châm, dùng dung dịch thử hoặc đem đi test thành phần hóa học ở trung tâm kiểm nghiệm

10. Quá trình tái chế inox

Inox là vật liệu có khả năng tái chế 100%. Đặc biệt, có thể tái chế nhiều lần mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của vật liệu. Thực tế thì các sản phẩm thép không gỉ hiện nay đều được sản xuất bằng cách tái chế lại các vật liệu trước đó. 

Quy trình tái chế inox bao gồm các bước:

  • Các đồ dụng, vật dụng từ inox sẽ được thu mua theo dạng phế liệu. Sau đó tập trung về nhà máy để thực hiện tái chế.  
  • Inox được phân loại, đóng thành kiện và nghiền, nén thành những khối lớn để thuận tiện cho quá trình xử lý.
  • Máy thủy lực sẽ cắt những khối lớn này thành các mảnh có kích thước nhỏ.
  • Máy cắt kết hợp với trống từ sẽ thực hiện tách kim loại màu ra khỏi vật liệu. Sau đó sử dụng dòng điện, luồng không khí áp suất cao và hệ thống phao chất lỏng để tiếp tục việc phân tách.
  • Vật liệu sau khi phân tách được sẽ đem đi nấu chảy trong lò điện. Tùy chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp với yêu cầu độ tinh khiết của sản phẩm.
  • Sau khi nấu chảy thì vật liệu được đổ vào khuôn, tạo hình thanh hoặc tấm theo yêu cầu. Các thanh và tấm này tiếp tục được gia công để tạo thành sản phẩm mới có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.

tái chế inox

Inox là vật liệu có khả năng tái chế nhiều lần và việc tái chế mang đến nhiều lợi ích, giúp tiết kiệm 67% năng lượng

11. Inox Gia Hưng - Chuyên nhập khẩu & phân phối vật liệu inox cao cấp

Bạn đang tìm mua vật liệu inox để sử dụng trong công việc sản xuất? Hãy ghé qua Inox Gia Hưng nhé! Chúng tôi có đủ mọi quy cách (độ dày, khổ rộng, trọng lượng) để bạn tha hồ lựa chọn.

Các loại vật liệu inox công nghiệp của Inox Gia Hưng đều được nhập khẩu từ những tập đoàn thép không gỉ lớn ở châu Âu, châu Á nên chất lượng và độ bền không còn là vấn đề đau đầu. Chúng tôi cũng có đầy đủ giấy tờ, chứng từ để bạn yên tâm về nguồn gốc sản phẩm.

Về giá cả thì cứ yên tâm nhé! Chúng tôi cam kết mức giá cạnh tranh và hợp lý. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thép không gỉ, chúng mình biết bạn cần gì và sẽ giúp bạn tìm sản phẩm phù hợp với túi tiền. Đặc biệt, nếu mua số lượng lớn, chúng mình sẽ giảm giá hấp dẫn cho bạn đấy!

inox gia hưng

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp inox là gì, có những loại nào, đặc tính ra sao,… Mọi nhu cầu đặt mua inox và các sản phẩm từ inox, đừng quên liên hệ đến Inox Gia Hưng. Chúng tôi chuyên cung cấp inox chính hãng được nhập khẩu từ các tập đoàn lớn, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu sử dụng của khách hàng.

Công ty TNHH Inox Gia Hưng 

Trụ sở: Kho G4, TT dịch vụ cơ điện, Km12, Quốc Lộ 1A, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

Hotline: 0945 417 993

Facebook: https://www.facebook.com/giahunginox/

Email: giahung.inoxtrangtri@gmail.com

Website: inoxgiahung.vn

Nguyễn Thùy Vân
Là một trong những chuyên gia trẻ hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mặt hàng thép không gỉ (Inox). Với những công trình nghiên cứu và kinh nghiệm chuyên môn về ngành vật liệu đẳng cấp mới này. Sẽ luôn mang đến cho khách hàng những bài viết chia sẻ kiến thức vô cùng hữu ích. Nguyễn Thùy Vân

TIN TỨC LIÊN QUAN

inoxgiahung

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

Hỗ trợ 24/7

ĐỊA CHỈ & NHÀ MÁY SẢN XUẤT

CÔNG TY TNHH INOX GIA HƯNG

NHÀ MÁY SẢN XUẤT

CÔNG TY TNHH INOX GIA HƯNG

NHÀ MÁY SẢN XUẤT

Công Ty TNHH INOX GIA HƯNG

Địa chỉ : 12, quốc lộ 1A, thôn Cổ Điển A, Xã Tứ Hiệp, Huyện Thanh Trì, Tp Hà Nội, Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh : 0102388208

Ngày cấp : 10/10/2007

Nơi cấp : Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

VPGD :

  • Kho G4, TT dịch vụ cơ điện, Km12, Quốc Lộ 1A, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Nhà máy SX :

  • Kho G4, TT dịch vụ cơ điện, Km12, Quốc Lộ 1A, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
0945417993 / Hotline/ Zalo giahung.inoxtrangtri@gmail.com

Mon - Fri: 7:30 - 17:30

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

inoxgiahung
Copyright © 2022 inoxgiahung.vn. All Rights Reserved.