Chúng ta thường nói nhiều đến các loại inox 201, inox 304, inox 316,… Vậy còn inox 403 thì sao? Chúng có tốt không, sở hữu những đặc tính và ứng dụng nào?
SẢN PHẨM
Chúng ta thường nói nhiều đến các loại inox 201, inox 304, inox 316,… Vậy còn inox 403 thì sao? Chúng có tốt không, sở hữu những đặc tính và ứng dụng nào? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết bên dưới nhé!
Inox 403 là một dạng hợp kim của sắt với tỷ lệ Crom là 12,3%. Vật liệu này tuy có độ cứng thấp, khả năng chống ăn mòn vừa phải nhưng lại sở hữu các đặc tính cơ học cao nếu áp dụng phương pháp xử lý nhiệt phù hợp.
Inox 403 thuộc phân khúc giá rẻ với nhiều tính chất khác biệt so với các loại inox 201, inox 304, inox 316,…
Tính chất cơ học của inox 403 được thể hiện chi tiết qua bảng thông số dưới.
TÍNH CHẤT |
SỐ LIỆU |
HOÀN THÀNH |
Sức căng |
485 MPa |
70300 psi |
Sức mạnh năng suất (@strain 0,200%) |
310 MPa |
45000 psi |
Độ bền mỏi (ủ, @diameter 25 mm / 0,984 in) |
275 MPa |
39900 psi |
Mô đun cắt (điển hình cho thép) |
GPa 76,0 |
11000 ksi |
Mô đun đàn hồi |
190 - 210 GPa |
27557 - 30458 ksi |
Tỷ lệ của Poisson |
0,27 - 0,30 |
0,27 - 0,30 |
Độ giãn dài khi đứt (tính bằng 50 mm) |
25,00% |
25,00% |
Tác động của Izod (tôi luyện) |
102 J |
75,2 ft-lb |
Độ cứng, Brinell (chuyển đổi từ độ cứng Rockwell B) |
139 |
139 |
Độ cứng, Knoop (chuyển đổi từ độ cứng Rockwell B) |
155 |
155 |
Độ cứng, Rockwell B |
80 |
80 |
Độ cứng, Vickers (chuyển đổi từ độ cứng Rockwell B) |
153 |
153 |
=> Xem thêm: Cuộn inox 304 có những ưu điểm gì so với inox 403
Đây có lẽ là thắc mắc của những ai đang có nhu cầu sử dụng vật liệu inox để phục vụ sản xuất. So với các loại inox 201, inox 304 và inox 316 thì rõ ràng, chất lượng của inox 403 không cao bằng, thậm chí là thấp hơn nhiều.
Theo đó, vì có độ cứng thấp nên khả năng gia công bằng phương pháp hàn của loại vật liệu này không được đánh giá cao. Trong điều kiện áp lực cao và bị tác động mạnh thì chúng dễ bị giòn và gãy. Và cũng chính điều này khiến inox 403 ít được sử dụng trong môi trường yêu cầu khả năng chịu lực.
Chất lượng của inox 403 đương nhiên không thể sánh bằng các loại inox phổ biến và thông dụng hiện nay
Dưới đây là bảng thành phần hóa học của inox 403, qua đó, thể hiện được các đặc tính của loại vật liệu này.
Thành phần |
Tỷ lệ |
Sắt (Fe) |
86% |
Crom (Cr) |
12,3% |
Mangan (Mn) |
1% |
Silic (Si) |
0,5% |
Carbon (C) |
0,15% |
Phốt pho (P) |
0,04% |
Lưu huỳnh (S) |
0,03% |
Chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng, mang tính chất quyết định giá thành sản phẩm. Vì inox 403 có chất lượng không cao, đặc biệt thành phần không chứa Niken và Molypden nên giá thành của vật liệu này rẻ hơn nhiều so với các loại inox 201, inox 304, inox 316.
Bên cạnh đó, cũng giống như các loại inox khác, giá inox 403 còn phụ thuộc vào tỷ giá vật liệu trên thị trường, chính sách bán hàng của nhà cung cấp, số lượng đơn hàng và yêu cầu của khách hàng. Do đó, để biết chính xác giá inox 403 bao nhiêu thì nên liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất.
Giá inox 403 rất rẻ, chỉ từ 25.000 đồng/kg và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nên giá có thể biến động theo từng thời điểm
=> Xem thêm: Inox 310s Là Gì? Tính Chất Và Ứng Dụng Của Inox 310s
Nhìn chung, inox 403 có những đặc tính sau, bạn cần nắm rõ để quyết định có nên lựa chọn và sử dụng không.
Inox 403 có khả năng chống ăn mòn cao trong môi trường khí quyển. Bằng cách làm cứng và đánh bóng, chúng ta có thể giúp loại vật này phát huy tối đa khả năng chống ăn mòn. Tuy nhiên, trong các môi trường ăn mòn nghiêm trọng thì chúng không được khuyến khích sử dụng.
Khả năng chống oxy hóa của inox 403 thể hiện rõ rệt trong điều kiện nhiệt độ 1400 độ F, tương đương 760 độ C. Để làm cứng hoàn toàn vật liệu, người ta sử dụng dầu dập tắt trong khoảng nhiệt độ 1650 - 1800 độ F. Còn các thành phần giúp tạo độ sáng cho vật liệu này sẽ được làm cứng bằng công nghệ khí hoặc quạt làm mát.
Phương pháp rèn inox 403 được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ từ 2000 - 2100 độ F. Mức nhiệt độ cuối cùng có thể sử dụng để rèn vật liệu này là 1300 độ F, mức nhiệt độ hoàn thiện được đề xuất là 1400 độ F.
Ngoài ra, có thể làm cứng inox 403 trong môi trường nhiệt độ từ 400 - 1400 độ F. Trong điều kiện rèn và ủ ở nhiệt độ càng thấp thì tính chất cơ học của inox 403 càng cao.
Nếu biết kiểm soát các giới hạn sử dụng thì inox 403 sẽ phát huy tối đa các ưu điểm để ứng dụng vào một số lĩnh vực
Với những đặc tính khác biệt so với các loại inox khác nên tính ứng dụng của inox 403 không cao. Chúng chủ yếu được sử dụng để sản xuất những sản phẩm, vật dụng không đòi hỏi khả năng chống ăn mòn. Hoặc dùng trong môi trường không yêu cầu cao về độ cứng.
Tuy nhiên, nếu kiểm soát tốt các giới hạn thì inox 403 vẫn thể hiện được những ưu điểm của mình. Từ đó, phát huy được ứng dụng trong các ngành nghề, lĩnh vực sau.
Tóm lại, inox 403 có nhiều tính chất khác biệt so với các loại inox thường thấy. Chúng không quá nổi bật hay vượt trội nên không hẳn là sự lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, vật liệu này có lợi thế là giá thành rẻ, nếu biết kiểm soát giới hạn sử dụng thì vẫn phát huy được công dụng.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về inox 403. Nếu có nhu cầu mua loại inox này hay bất kỳ các sản phẩm inox nào khác, liên hệ với Inox Gia Hưng ngay từ bây giờ nhé. Bộ phận tư vấn sẽ báo giá và hỗ trợ lên đơn hàng nhanh chóng. Chúng tôi hỗ trợ giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
TIN TỨC LIÊN QUAN
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN
ĐỊA CHỈ & NHÀ MÁY SẢN XUẤT
CÔNG TY TNHH INOX GIA HƯNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT
CÔNG TY TNHH INOX GIA HƯNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT