Độ cứng của inox là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu độ cứng inox 304 và so sánh với độ cứng của inox các loại thông dụng để có lựa chọn thích hợp cho mình.
SẢN PHẨM
Inox là vật liệu sở hữu nhiều đặc tính ưu việt như khả năng chống bào mòn, khả năng chịu nhiệt và độ bền cứng vượt trội. Hãy cùng tìm hiểu độ cứng inox 304 và so sánh với độ cứng của inox các loại thông dụng để có lựa chọn thích hợp cho mình.
Inox hay còn được gọi là thép không gỉ là một vật liệu hiện đại giúp phục vụ cải thiện đời sống, sản xuất và lao động. Inox là một hợp kim của sắt với các thành phần kim loại phi kim nhằm tạo nên một vật liệu tối ưu về độ bền và thẩm mỹ.
Sắt là vật liệu cốt lõi của đời sống sản xuất nhưng nó dễ bị oxy hóa và bị gỉ sét. Chính vì vậy sự ra đời của inox một hợp kim của sắt pha crom có khả năng chống gỉ nghiễm nhiên chiếm lĩnh sự ưa chuộng của thị trường.
Độ cứng inox 304 luôn được đánh giá cao nhờ đi kèm khả năng chịu nhiệt
Vật liệu này không chỉ bao gồm sắt crom mà còn nhiều nguyên tố khác giúp mang đến những đặc tính vượt trội. Trong số đó độ cứng của inox, độ bền của inox cùng khả năng chống bào mòn chính là những điểm khiến inox được xem trọng.
Vật liệu inox phát triển qua các thế kỷ, có nhiều chủng loại mác thép với đặc tính khác nhau, được ứng dụng được trong nhiều ngành nghề. Trong số này SUS304 chính là chủng loại được yêu thích nhất và chiếm tới hơn một nửa sản lượng inox được sản xuất trên thế giới.
Hãy cùng Inox Gia Hưng tìm hiểu về những đặc tính độ cứng inox 304 cùng các chủng loại để hiểu thêm về chất liệu này.
Inox 201 là một trong những loại inox phổ biến nhất hiện nay được ưa chuộng sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Inox này thuộc nhóm thép không gỉ Austenitic nổi trội với thành phần Crom cao giúp vật liệu có khả năng chống gỉ tốt.
Thành phần của inox 201 còn chứa nhiều Mangan, Nito giúp hợp kim này có độ cứng của inox 201 vượt trội hơn so với các inox khác. Ngoài độ cứng cao thì inox 201 cũng có khả năng chống gỉ, tuy nhiên không được xử lý nhiệt hay sử dụng trong các môi trường có tính ăn mòn cao.
Độ cứng inox 304 được đánh giá là ổn định và tốt hơn nhiều so với các vật liệu inox hay thép thông thường. Inox 304 có khả năng chịu lực chịu nhiệt tốt, đồng thời khả năng chống gỉ cũng vô cùng vượt trội.
Theo đó ở nhiệt độ thường hay nhiệt độ cao thì độ bền cứng của tấm inox 304 cũng vô cùng ổn định. Thành phần inox 304 còn chứa nhiều Niken vừa giúp tăng cường khả năng chống bào mòn vừa giúp vật liệu tăng tính thẩm mỹ.
Độ cứng inox 304, inox 201, inox 430 sẽ có sự chênh lệch dựa trên thành phần
Đặc biệt nhờ thành phần đặc trưng, vật liệu có tính đàn hồi, dễ gia công uốn, cắt khi ở nhiệt độ cao. Nhưng khi ở nhiệt độ thường sản phẩm từ inox 304 cũng vô cùng rắn chắc, bền bỉ chịu lực tốt.
Inox 430 cũng là một loại inox quen thuộc được ứng dụng trong đời sống. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp vật liệu này trong các ứng dụng nhờ khả năng nhiễm từ. Nếu xét về độ bền hay khả năng chống bào mòn chống gỉ thì inox 430 sẽ tương đối kém hơn 201 và 304.
Độ cứng của inox 430 cũng khá tốt trong điều kiện nhiệt độ cao, nên thường được ứng dụng trong bếp điện. Ở nhiệt độ dưới 0 độ C, inox 430 cực kỳ dễ giòn và gãy, thêm nữa là nó sẽ không chịu được va đập mạnh và áp lực cao, tải trọng lớn.
Suy cho cùng thì khi tham khảo lựa chọn các loại inox này, chúng ta không chỉ cần biết đến độ cứng của chúng mà còn phải xem xét đặc tính mỗi loại. Chính các đặc tính này sẽ ảnh hưởng tương tác cùng với độ bền độ cứng của vật liệu mà dựa vào đó người dùng có lựa chọn thích hợp.
Không ngẫu nhiên mà inox “sinh sau đẻ muộn” nhưng được ưa chuộng hơn cả các vật liệu thép truyền thống đúng không nào. Bạn có thể dễ dàng thấy được điểm nổi trội của vật liệu này khi so sánh độ cứng của inox và thép.
Thép có thành phần chính bao gồm sắt và carbon có độ cứng khá cao và còn nổi trội hơn là độ bền, độ đàn hồi và dễ uốn dẻo. Với thép thông thường độ cứng của vật liệu sẽ được tăng lên khi tăng tỉ lệ thành phần Cacbon và cường lực so với sắt.
Thẩm mỹ, độ bền, chống ăn mòn, độ cứng inox 304 được đánh giá cao hơn thép
Ngược lại hợp kim inox không chỉ có sắt và cacbon mà chủ lực còn có sự tham dự của nhiều nguyên tố khác như Crom, Niken, Photpho, Mangan, Lưu huỳnh, Molypden,...Chính vì sự phức hợp đa dạng hơn nên inox còn sở hữu các đặc tính nổi bật của những nguyên tố này như độ bền, độ cứng, khả năng chịu nhiệt, chống ăn mòn,...
Độ cứng của inox sẽ thay đổi theo tỉ lệ thành phần nên mỗi chủng loại sẽ có độ cứng khác nhau và sẽ tùy loại cao hơn so với độ cứng của thép. Đặc biệt nếu so sánh đánh giá tổng thể về độ bền, khả năng chống gỉ, tuổi thọ, tính dẫn nhiệt thì độ bền của inox sẽ vượt trội hơn.
Cả hai loại thép đều chứa sắt và đều có thể bị oxy hóa bởi môi trường với quy trình diễn ra sẽ nhanh chậm khác nhau. Thép có rất ít hoặc không có thành phần chống oxy hóa chống bào mòn sẽ dễ bị oxy hóa hơn dẫn tới rỉ sét, kém bền trong môi trường bình thường.
Chính vì vậy khi so sánh độ bền độ cứng inox 304 loại inox được ưa chuộng hàng đầu hiện nay với thép sẽ cán cân sẽ lệch về phía inox 304. Tuy nhiên mỗi vật liệu sẽ có những ưu điểm riêng mà dựa trên đó chúng có thể phát huy công năng của mình trong các điều kiện môi trường thích hợp.
Việc bạn cần làm là hiểu mình đang cần một vật liệu như thế nào để có lựa chọn chính xác cho mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về những vật liệu này có thể liên hệ Inox Gia Hưng để được hỗ trợ.
Trên đây là những chia sẻ về độ cứng inox 304 cùng các loại inox thường và so sánh với độ cứng của thép. Qua bài viết này chúng ta có thể kết luận khi lựa chọn vật liệu không chỉ nên xem xét độ cứng mà còn cần căn cứ nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến độ cứng.
TIN TỨC LIÊN QUAN
ĐỊA CHỈ & NHÀ MÁY SẢN XUẤT
CÔNG TY TNHH INOX GIA HƯNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT
CÔNG TY TNHH INOX GIA HƯNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT