Crom là gì? Inox hay thép không gỉ là vật liệu hiện đại quan trọng đối với sản xuất, mà trong đó crom chính là thành phần cực thiết yếu không thể thiếu.
SẢN PHẨM
Inox hay thép không gỉ là vật liệu hiện đại có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống sản xuất, mà trong đó crom chính là thành phần cực thiết yếu không thể thiếu. Vậy crom là gì? Tại sao nó lại quan trọng đối với vật liệu thép không gỉ đến vậy. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về crôm, những đặc tính của crom là gì, vì sao nó được gọi là kim loại cứng nhất trái đất.
Crom là một kim loại cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại qua nhiều thế kỷ. Vậy crom là gì? Nó có những tính chất gì, tại sao nó được gọi là kim loại cứng nhất trên trái đất?
Crom là nguyên tố kim loại nằm ở vị trí 24 trong bảng tuần hoàn hóa học, nó có màu xám ánh bạc, bóng, khá giòn. Đặc biệt độ cứng của crom được đánh giá cực cao, được xem là kim loại có độ cứng ấn tượng nhất.
Crom là gì? Những tính năng nổi bật của crom
Ngoài độ cứng ấn tượng thì vẻ ngoài sáng, cùng các đặc tính nổi trội như khả năng chịu nhiệt, chịu lực,... nên crom được ứng dụng cùng nhiều kim loại khác nhằm giúp ích cho đời sống. Điển hình là “cốt cán” cho vật liệu thép không gỉ hay mạ màu cho các sản phẩm vật liệu kim loại.
Tuy là một kim loại quan trọng nhưng thực tế không phải ai cũng biết đến nguyên tố kim loại Crom. Bởi thế nhiều người khá bất ngờ khi truy xuất nguồn gốc lịch sử của loại kim loại có độ cứng ấn tượng này đã xuất hiện từ thời vua Tần Thủy Hoàng.
Đây là vị vua đã xây dựng nên Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc vào hơn 2000 năm trước. Cũng ở thời này các thanh kiếm được mạ một lớp sáng bóng để chống rỉ sét chính là mạ crom.
Đến thế kỷ XVIII, các nhà nghiên cứu lần lượt tìm thấy crom dưới dạng hợp chất có màu đỏ và mất gần 40 năm để nhận ra crom và tách nó ra dưới dạng đơn chất. Tuy nhiên trong giai đoạn này crom được tách vẫn còn tạp chất.
Crom được nhận định được ứng dụng mài kiếm từ hơn 2000 năm trước
Mãi đến sau đó sử dụng phương pháp nung oxit các nhà nghiên cứu mới thành công tách crom ra khỏi các kết tủa có màu. Đến năm 1845, Crom tinh khiết đầu tiên được tách ra thành công nhờ phương pháp điện phân Crom Clorua.
Và cũng kể từ đây, ứng dụng của crom trở nên phổ biến hơn khi là một thành phần hữu ích trong các hợp kim. Đặc biệt được dùng trong các ngành công nghiệp nặng như cơ khí luyện kim, hóa chất nhờ thành phần đặc tính nổi trội.
Trong tự nhiên Crom tồn tại ở dạng hợp chất và thường được tìm thấy trong môi trường bào mòn đá crom hoặc núi lửa. Crom trong tự nhiên thường được khai thác từ quặng Cromit FeCr2O4. Quặng cromit hiện nay được khai thác phổ biến tại Nam Phi, Kazactan và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ.
Đặc điểm tồn tại trong tự nhiên của crom là gì?
Ngoài dạng hợp chất thì thực tế crom còn được tìm thấy dưới dạng trầm tích đơn chất mặc dù cực kỳ hiếm. Bạn có biết điểm thú vị khi người ta tìm thấy dạng nguyên chất của crom là gì hay không?
Chính là nó được tìm thấy cùng với kim cương ở mỏ mạch ống chứa đá Kimberlite mỏ Udarnaya của Nga. Chính môi trường khử ở đây là sản sinh cả kim cương lẫn crom tự nhiên nguyên chất.
Ứng dụng của crom trong thực tế khá đa dạng vì sở hữu nhiều đặc tính hữu ích như độ cứng, khả năng chống trầy xước, chống bào mòn, chịu nhiệt. Kim loại này được ứng dụng vào các ngành công nghiệp luyện kim, hóa chất, cùng nhiều ngành nghề cần những tính năng này.
Crom được ứng dụng trong ngành xi mạ giúp các vật liệu kim loại, hợp kim giúp các vật liệu này sáng đẹp bền bỉ. Thường thấy là các sản phẩm gia dụng, phụ kiện, linh kiện phụ tùng các thiết bị, máy móc,...
Các dạng hợp chất crom có khả năng tạo ra các màu sắc đẹp mắt nên thường được ứng dụng trong lĩnh vực sơn và nhuộm, mạ màu PVD
Hợp chất cromit độ cứng cao, khả năng chịu nhiệt nên được ứng dụng làm khung nung gạch ngói
Các hợp chất khác của crom còn được ứng dụng làm dây dẫn, phụ gia cho xăng, sản xuất băng từ, phụ kiện bếp điện,...
Là nguyên liệu chủ chốt cho ngành sản xuất vật liệu thép không gỉ inox, điển hình nhất là inox 304 phổ biến.
Có thể thấy những tính năng hữu ích của crom đã giúp ích cho nhiều lĩnh vực ngành nghề. Đặc biệt là các ngành yêu cầu về độ bền và thẩm mỹ, ngoài ra đây còn là kim loại an toàn, được ứng dụng trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe.
Crom được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
Crom là kim loại cứng nhất thế giới với độ cứng Mohs đo được vào khoảng 8.5, là kim loại nổi bật với khả năng chống trầy xước, chống bào mòn, chịu lực bền vững. Kết cấu dạng lập phương tâm khối đã giúp kim loại này có độ cứng vượt trội và được ứng dụng vào các ngành công nghiệp nặng.
Nhiều người sẽ có suy nghĩ độ cứng crom là gì so với kim cương, bởi đây là vật chất cứng nhất được tìm thấy trong tự nhiên. Không phải ngẫu nhiên mà đem crom so sánh với kim cương bởi độ cứng của kim loại này cũng thuộc dạng “một chín một mười” so với kim cương.
Độ cứng của kim cương theo thang đo Mohs là 10, trong khi Crom đạt 8.5 mức này được xem là “đỉnh của chóp” trong số các kim loại. Nhưng nếu xét về khả năng chịu nhiệt thì kim cương sẽ kém hơn so với crom khi dễ bị tổn thương khi nung đến nhiệt độ 800 độ C.
Căn cứ để so sánh độ cứng kim cương và crom là gì?
Có thể kết luận rằng khi ở nhiệt độ thường độ cứng của kim cương được xem là bất khả chiến bại. Nhưng khi ở nhiệt độ cao hơn độ cứng của crom chính là điều được nhiều người tìm kiếm.
Trên đây là những chia sẻ về kim loại crom và tìm hiểu về đặc tính nổi trội của crom là gì, nguồn gốc và những ứng dụng của kim loại này. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn, giúp bạn có thêm dữ liệu hữu ích cho mình.
TIN TỨC LIÊN QUAN
ĐỊA CHỈ & NHÀ MÁY SẢN XUẤT
CÔNG TY TNHH INOX GIA HƯNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT
CÔNG TY TNHH INOX GIA HƯNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT