Thép không gỉ là loại vật liệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các ngành sản xuất và cả trong đời sống hàng ngày. Bài viết giúp bạn hiểu về vật liệu này.
SẢN PHẨM
Thép không gỉ là loại vật liệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các ngành sản xuất và cả trong đời sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các ưu điểm và ứng dụng nổi bật của vật liệu này.
Thép không gỉ còn được gọi với một cái tên ngắn gọn, phổ biến hơn là inox. Đây là vật liệu mà trong thành phần có chứa tối thiểu 10,5% Crom, tối đa 1,2% Carbon (tính theo khối lượng). So với các vật liệu khác, thép không gỉ nổi bật ở khả năng chống ăn mòn. Nhờ đó, trở thành sự lựa chọn lý tưởng trong nhiều ngành nghề.
Hiện nay, thép không gỉ được phân thành nhiều loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Mỗi loại sẽ có những đặc tính và ứng dụng riêng. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà người dùng có sự lựa chọn cho phù hợp.
Thép không gỉ còn được gọi là inox, loại vật liệu đóng vai trò quan trọng trong các ngành sản xuất và trong đời sống hàng ngày
Cuộn inox, tấm inox là một loại hợp kim của sắt chứa ít nhất 10,5% crôm. Sự kết hợp của crôm với sắt tạo ra một lớp phủ bề mặt bằng oxit rất mỏng, chống lại sự ăn mòn và rỉ sét. Do đó, cuộn inox được coi là thép không gỉ.
Có quá nhiều điều để nói về ưu điểm của thép không gỉ. Theo đó, vật liệu này sở hữu những ưu điểm nổi bật sau.
Đây chính là một trong những ưu điểm lớn nhất của thép không gỉ. Trong điều kiện môi trường và thời tiết khắc nghiệt, inox vẫn luôn giữ được độ sáng bóng, không bị hoen ố hay gỉ sét. Nhờ đó, vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ, vừa không bị hư hỏng, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay mới.
=> Xem thêm: Thép Là Gì? Quy Trình Sản Xuất Thép
Khả năng chịu lực và chịu nhiệt cao của thép không gỉ cũng là lý do giúp vật liệu này trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong ngành sản xuất bếp công nghiệp, thiết bị máy móc,… Sản phẩm được làm từ vật liệu này khó bị biến dạng, thay đổi cấu trúc dưới tác động của ngoại lực và nhiệt độ.
Không chỉ cứng cáp, thép không gỉ còn có đặc tính dẻo. Đó là lý do vì sao có thể sử dụng vật liệu này để chế tác thành những sản phẩm có độ tỉ mỉ và tinh xảo cao, thậm chí lá dát mỏng. Người ta thường tận dụng đặc tính này của inox trong thiết kế và trang trí nội ngoại thất.
Thép không gỉ hay inox có nhiều ưu điểm nổi bật như cứng cáp, chắc chắn, chịu nhiệt tốt, chống oxy hóa tối ưu,…
Với đặc tính sáng bóng, không bị gỉ sét, lại không thấm nước nên bề mặt thép không gỉ rất dễ làm sạch. Chỉ cần lau qua với nước là có thể loại bỏ được bụi bẩn, tạp chất dính trên sản phẩm. Ngoài ra, có thể tái chế những sản phẩm được làm từ hợp kim này một cách dễ dàng, tiết kiệm.
Trong thành phần của thép không gỉ không chứa hóa chất độc hại. Quá trình sử dụng lại không bị ăn mòn, oxy hóa. Vì vậy, chúng thường được sử dụng để sản xuất đồ dùng nhà bếp, thiết bị y tế hay sản xuất nước uống từ biển (nhờ tác dụng khử muối).
Trên đây là những thông tin giúp bạn biết được thép không gỉ là gì và có những ưu điểm nào. Vậy ứng dụng của hợp kim này ra sao?
Với nhiều đặc tính ưu việt nên thép không gỉ là sự lựa chọn hàng đầu trong các ngành sản xuất
=> Xem thêm: Thép Carbon Là Gì? Có Tốt Hơn Inox Không?
Dựa vào thành phần cấu tạo, người ta chia thép không gỉ thành nhiều loại khác nhau. Trong đó, 4 loại sau là phổ biến nhất.
Hay còn gọi là inox 201 với thành phần bao gồm 18% Crom, 8% Niken, đặc biệt là hàm lượng Mangan cao, từ 5,5 - 7,5%. Chính vì vậy, đặc tính nổi bật của loại thép không gỉ này chính là độ cứng cao. Cùng với đó là không có từ tính trong điều kiện ủ. Nhưng nếu được làm lạnh thì chúng sẽ trở nên từ tính.
Hay còn gọi là inox 304 với thành phần bao gồm 8% Crom, 10% Niken, còn Mangan chỉ chiếm khoảng 1%. Có thể nói đây là loại inox phổ biến nhất hiện nay, chiếm 50% tổng sản lượng thép không gỉ được sản xuất. Điều này cũng dễ hiểu bởi inox 304 sáng bóng, cứng cáp, chịu nhiệt tốt. Đặc biệt là khả năng chống oxy hóa, ăn mòn tuyệt vời.
Hay còn gọi là inox 316 với thành phần bao gồm 17% Crom, 12,5% Niken. Đặc biệt, sự “góp mặt” của Molypden giúp vật liệu này được đánh giá rất cao ở khả năng chống ăn mòn. Trong môi trường muối hay axit thì inox 316 vẫn giữ được “độ trơ” ấn tượng. Tuy nhiên, vì giá thành cao nên chỉ được ứng dụng trong những ngành nghề đặc biệt.
Thép không gỉ được phân thành nhiều loại nhưng phổ biến hơn cả là các mác thép 201, 304, 316 và 430
Hay còn gọi là inox 430 với thành phần bao gồm 16 - 18% Crom, không chứa hoặc chứa rất ít Niken, từ 0 - 0,75%. Đặc tính của thép không gỉ này là dễ gia công hơn các loại thép không gỉ khác. Còn tính chất chống ăn mòn, oxy hóa thì lại không quá nổi bật.
Trên đây Inox Gia Hưng đã tổng hợp thông tin giúp bạn đọc hiểu hơn về thép không gỉ. Nếu có nhu cầu sử dụng cho sản xuất, liên hệ ngay đến Inox Gia Hưng. Bạn sẽ được báo giá và cung cấp sản phẩm chính hãng với quy cách đa dạng, chất lượng vượt trội.
TIN TỨC LIÊN QUAN
ĐỊA CHỈ & NHÀ MÁY SẢN XUẤT
CÔNG TY TNHH INOX GIA HƯNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT
CÔNG TY TNHH INOX GIA HƯNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT