Inox và thép là 2 loại vật liệu không quá xa lạ hiện nay. Nhưng nhiều người lại phân vân không biết inox và thép cái nào cứng hơn để có sự lựa chọn phù hợp.
SẢN PHẨM
Inox và thép là 2 loại vật liệu không quá xa lạ hiện nay. Bởi chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Nhưng nhiều người lại phân vân không biết inox và thép cái nào cứng hơn để có sự lựa chọn phù hợp. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Để xác định thép và inox cái nào cứng hơn thì bạn cần nắm rõ đặc tính của từng loại vật liệu. Đầu tiên chính là inox. Inox còn được gọi là thép trắng, thép không gỉ, là một dạng hợp kim sắt chứa ít nhất 10,5% crom. Ngoài ra là niken, cacbon, molybdenum, mangan,… Hình thành nên độ cứng và khả năng chống oxy hóa, ăn mòn.
Tấm inox có những đặc tính nổi bật sau:
Có độ dẻo rất lớn, dễ gia công và tạo hình.
Độ cứng vượt trội, khó bị biến dạng, nứt, vỡ, bể, gãy.
Chống ăn mòn rất tốt, bất chấp thời tiết, môi trường.
Độ dẻo dai lớn khi ở mức nhiệt độ thấp.
Độ bền nóng, bền rèn của inox rất cao.
Có phản ứng (nhiễm từ) thấp hơn nhiều so với các kim loại khác.
Inox sáng bóng và sở hữu nhiều đặc tính nổi bật, là loạt vật liệu rất được ưa chuộng hiện nay
Để lý giải inox và thép cái nào cứng hơn, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về thép. Theo đó, thép cũng là một dạng hợp kim sắt nhưng trong thành phần chủ yếu là sắt và cacbon (từ 0,02 - 2,14% tùy trọng lượng), cùng một vài nguyên tố khác như nitơ, lưu huỳnh,… Những thành phần này hình thành nên độ cứng của vật liệu thép.
Thép có những đặc tính nổi bật sau:
Tính cứng.
Tính dẻo.
Tính đàn hồi, dễ uốn.
Tính bền.
Tính dẫn điện (rất mạnh).
Thép cũng là kim loại phổ biến và được ứng dụng rộng rãi hiện nay, nhất là trong xây dựng
Từ những phân tích trên, chắc hẳn bạn đã biết inox và thép cái nào cứng hơn. Cụ thể như sau:
Độ cứng của inox không chỉ được quyết định bởi cacbon mà còn đến từ các thành phần nguyên tố khác như crom, niken, mangan. Chính vì vậy, inox không chỉ cứng chắc mà còn rất bền, khó bị mài mòn, oxy hóa hay biến dạng, nứt vỡ.
Trong khi đó, độ cứng của thép được quyết định bởi cacbon. Nhưng hàm lượng cacbon cao, từ 0,02 - 2,14% nên khiến thép giòn và dễ bị gãy vỡ. Rõ ràng, khi so sánh độ cứng của thép và inox thì inox tỏ ra ưu thế hơn hẳn.
Không chỉ cứng hơn, inox còn chống gỉ sét tốt hơn thép. Thực tế, vì đều là hợp kim của sắt nên cả 2 kim loại này đều vẫn có khả năng bị han gỉ, oxy hóa. Tuy nhiên, trong điều kiện khắc nghiệt thì crom trong inox sẽ giúp gia tăng “sức đề kháng” cho vật liệu này. Còn thép không chứa crom nên nhanh chóng bị ăn mòn.
Như vậy, giữa thép và inox thì inox là vật liệu sở hữu nhiều đặc tính nổi trội hơn. Do đó, giá thành cao hơn và tính ứng dụng rộng rãi hơn. Nhưng nhìn chung, tùy vào nhu cầu sử dụng, yêu cầu công việc mà lựa chọn loại vật liệu cho phù hợp.
Inox và thép cái nào cứng hơn? Câu trả lời chính là inox, không chỉ cứng hơn mà còn chống oxy hóa tốt hơn
Thép và inox cái nào tốt hơn? Tính chất khác nhau nên ứng dụng của inox và thép cũng không giống nhau. Dưới đây là những ứng dụng điển hình của 2 loại vật liệu này.
Với nhiều đặc tính ưu việt, inox được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực.
Inox được ứng dụng trong cả ngành công nghiệp nặng lẫn công nghiệp nhẹ. Có thể kể đến như công nghiệp đóng tàu thuyền, công nghiệp hóa chất, công nghiệp dầu khí, công nghiệp luyện clanke ở các nhà máy xi măng, các công trình thủy điện,… Hay phục vụ trong ngành hóa mỹ phẩm, chế biến thức ăn đông lạnh.
Inox dùng để sản xuất các phụ kiện trang trí nội ngoại thất, đồ dùng gia đình. Chẳng hạn như ốp thang máy, ốp tường, cầu thang, lan can, ban công. Hay phụ kiện nhà bếp như tủ bếp, bồn rửa, nồi chảo, đũa muỗng,… Không chỉ bền bỉ mà còn giúp không gian sống trở nên hiện đại, tiện nghi hơn.
Ngoài ra, inox còn được dùng để sản xuất vật tư y tế, thiết bị phòng thí nghiệm. Đặc biệt, inox cuộn có tác dụng phản quang, hắt nhiệt lên không trung nên có thể dùng thay thế cho các loại vật liệu lợp mái cho các công trình.
Inox với nhiều đặc tính nổi bật nên có tính ứng dụng cao, cả trong công nghiệp lẫn trong đời sống
Mặc dù có những đặc tính không nổi bật bằng inox nhưng thép vẫn được đánh giá là loại vật liệu có tính ứng dụng cao.
Điển hình nhất chính là ngành công nghiệp xây dựng. Thép được dùng để làm bê tông cốt thép, thi công móng nhà, làm khung sườn các tòa nhà cao tầng, xây dựng cầu đường cùng hàng loạt công trình, cơ sở hạ tầng khác.
Ngoài ra, trong công nghiệp đóng tàu thuyền thì thép được dát mỏng để làm phần vỏ tàu, giúp gia tăng tính ổn định cho tàu khi ra khơi.
Thép được dùng để sản xuất thép hộp, thép ống, phục vụ cho các ngành sản xuất ống cấp thoát nước, ống dẫn khí ga, ống dẫn dầu, phụ tùng ô tô và xe máy. Ngoài ra, còn được dùng để sản xuất các vật dụng quen thuộc hàng ngày như thùng phi, xô nước, thau chậu,…
Ngoài ra, thép còn có thể dùng để ốp trần nhà, ốp tường nhà, tấm ốp cách điện. Hoặc ốp ống thông gió cho các tòa nhà, trung tâm thương mại, khu văn phòng cao cấp. Hay “góp mặt” trong các thiết bị như máy điều hòa, máy hút bụi, máy sưởi, máy sấy, lò vi sóng,…
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn giải đáp thắc mắc inox và thép cái nào cứng hơn. Cùng với đó là những ứng dụng điển hình của 2 loại vật liệu này. Nếu có nhu cầu đặt mua inox hay các sản phẩm từ inox, đừng quên liên hệ Inox Gia Hưng để được báo giá và cung cấp nhanh chóng.
TIN TỨC LIÊN QUAN
ĐỊA CHỈ & NHÀ MÁY SẢN XUẤT
CÔNG TY TNHH INOX GIA HƯNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT
CÔNG TY TNHH INOX GIA HƯNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT