Inox có phải là thép không gỉ hay không? Làm sao để chọn mua được sản phẩm inox thép không gỉ chất lượng? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
SẢN PHẨM
Inox có phải là thép không gỉ hay không? Làm sao để chọn mua được sản phẩm inox thép không gỉ chất lượng? Nếu bạn đang quan tâm đến những vấn đề này, đừng bỏ qua nội dung bài viết bên dưới.
Thép không gỉ còn được gọi là thép chống ăn mòn, thép crom. Bởi đây là một dạng hợp kim sắt mà trong thành phần chứa tối thiểu 10,5% crom. Trong ngành luyện kim thì thuật ngữ thép không gỉ còn được gọi là inox với khả năng chống ăn mòn, chống biến màu vượt trội so với thép thông thường.
Thép không gỉ có 4 loại chính là Austenitic, Ferritic, Austenitic-Ferritic (Duplex) và Martensitic. Trong đó, Austenitic là thép không gỉ thông dụng nhất với các mác thép SUS 301, 304, 304L, 316, 316L,… Chúng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dân dụng.
Thép không gỉ là hợp kim của sắt, có độ chống ăn mòn, độ trơ và độ bền vượt trội hơn các loại vật liệu khác
=> Xem thêm: Tấm Inox 304 Có Những Ưu Điểm Và Ứng Dụng Gì?
Để trả lời câu hỏi inox có phải là thép không gỉ, chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về nguồn gốc của thép không gỉ. Theo đó, sự ra đời của vật liệu này gắn liền với tên tuổi của một chuyên gia ngành thép người Anh. Ông chính là Harry Brearley.
Cụ thể, năm 1913, ông Harry Brearley đã chế tạo ra một loại thép đặc biệt bằng cách giảm hàm lượng cacbon, đồng thời, bổ sung thêm crom. Tỷ lệ cacbon và crom lần lượt là 0,24% và 12,8%. Tỷ lệ này giúp gia tăng khả năng chống ăn mòn và oxy hóa vượt trội cho vật liệu.
Tiếp nối thành công của nghiên cứu này, một hãng thép của Đức (hãng Krupp) đã bổ sung thêm niken vào thành phần nguyên liệu. Niken giúp gia tăng độ cứng cũng như khả năng chống ăn mòn axit cho thép không gỉ. Đồng thời, giúp vật liệu này được mềm hơn khi gia công.
Thép không gỉ được phát minh bởi chuyên gia ngành thép người Anh Harry Brearley.
Trước Thế chiến thứ nhất, mác thép 400 và 300 đã ra đời dựa vào 2 phát minh này. Đến những năm 20 của thế kỷ XX thì ông W.H Hatfield, cũng là một chuyên gia ngành thép người Anh đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển các ý tưởng về vật liệu thép không gỉ.
Và ông W.H Hatfield đã rất thành công khi cho ra đời loại thép không gỉ với thành phần 18% crom và 10% niken. Là đây chính là vật liệu inox rất phổ biến, thịnh hành và được ưa chuộng bậc nhất hiện nay.
Sau đó, ông tiếp tục phát minh ra thép 321 bằng cách cho thêm thành phần titan vào các thành phần của những loại thép không gỉ đã có. Và đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều loại thép không gỉ khác nhau (hơn 100 mác). Chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và cả trong lĩnh vực dân dụng.
Inox có phải là thép không gỉ hay không? Câu trả lời là phải, inox chính là thép không gỉ. Tuy nhiên, inox có nhiều loại khác nhau, vì thế mà đặc tính “không gỉ” cũng sẽ không giống nhau.
Inox có phải là thép không gỉ? Câu trả lời là phải, inox là tên gọi khác của vật liệu này
Hiện có 3 loại inox phổ biến là inox 304 (18% crom và 10% niken), inox 201 (18% crom và 8% niken), inox 430 (18% crom và 0% niken). Đặc tính, giá thành và ứng dụng của 3 loại inox này là khác nhau.
Inox 304 sáng bóng, sạch sẽ, chống ăn mòn, giá thành cao. Inox 201 có hàm lượng niken thấp hơn nên độ cứng và khả năng chống ăn mòn axit không cao bằng, giá thành tương đối. Còn inox 430 thì chứa nhiều sắt và tạp chất nên dễ bị oxy hóa, hoen gỉ, giá thành rất rẻ.
Do đó, mặc dù inox được gọi chung là thép không gỉ, nhưng không phải loại inox nào cũng có đặc tính chống gỉ. Chúng ta có thể thấy với những vật dụng bằng inox có liên kết với nhau bằng đinh ốc thì lớp oxit tại vị trí liên kết dễ bị bong trầy. Khi tháo ra sẽ có hiện tượng hoen gỉ, ăn mòn.
Hoặc các loại inox giá rẻ như inox 201, inox 430 khi sử dụng trong điều kiện khắc nghiệt (tiếp xúc mưa nắng, độ ẩm, hóa chất,…) thì rất dễ bị gỉ sét. Vì vậy, dù được gọi là inox, thép không gỉ nhưng tính chất không gỉ chỉ là tương đối, phụ thuộc vào thành phần nguyên liệu của từng loại inox và môi trường, điều kiện sử dụng.
Nếu bằng mắt thường thì rất khó để nhận biết đâu là thép không gỉ inox 304, đâu là inox 201, inox 430. Vì vậy, để tránh mua nhầm, bạn có thể áp dụng những mẹo sau.
Thử nghiệm bằng nam châm thì inox 430 sẽ nhiễm từ, có độ hút nam châm cao hơn các loại inox khác.
Thử nghiệm bằng axit thì inox 201 sẽ xảy ra phản ứng và sủi bọt. Còn inox 304 thì hầu như không có hiện tượng gì.
Thử nghiệm bằng thuốc thử chuyên dụng thì với inox 201, mẫu thử chuyển sang màu đỏ gạch. Còn inox 430 thì mẫu thử chuyển sang màu xám. Riêng inox 304 thì khó hoặc là chuyển màu chậm.
Inox có nhiều loại khác nhau, bạn cần nắm được các cách thử và nhận biết để chọn mua cho đúng
Lưu ý là khi thử nghiệm bằng thuốc thử chuyên dụng thì chỉ nên để mẫu thử trong 3 phút. Nếu lâu hơn (vài tiếng đồng hồ hoặc cả ngày) thì dung dịch sẽ cho ra kết quả sai, ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.
Ngoài ra, để mua được inox - thép không gỉ chất lượng, bạn cần tìm đến các nhà cung cấp uy tín. Họ sẽ cung cấp sản phẩm chính hãng, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng. Đồng thời, được bảo hành chuyên nghiệp và lâu dài.
Đừng vì giá rẻ mà chọn mua inox kém chất lượng, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và độ bền trong quá trình sử dụng.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc inox có phải là thép không gỉ hay không. Và những cách nhận biết inox thép không gỉ chất lượng để tránh mua nhầm. Mọi nhu cầu về các sản phẩm, phụ kiện inox, đừng quên liên hệ Inox Gia Hưng để được tư vấn và hỗ trợ.
TIN TỨC LIÊN QUAN
ĐỊA CHỈ & NHÀ MÁY SẢN XUẤT
CÔNG TY TNHH INOX GIA HƯNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT
CÔNG TY TNHH INOX GIA HƯNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT