Inox là vật liệu quen thuộc với loạt ứng dụng trong các ngành công nghiệp và dân dụng. Thế nhưng, để hiểu rõ inox là gì, nguồn gốc từ đâu, có bao nhiêu loại
SẢN PHẨM
Inox là loại vật liệu quen thuộc với hàng loạt ứng dụng, cả trong các ngành công nghiệp lẫn trong đời sống hàng ngày. Thế nhưng, để hiểu rõ inox là gì, nguồn gốc từ đâu, có bao nhiêu loại, gồm những đặc tính nào thì không nhiều người biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp “tất tần tật” những thắc mắc này.
Inox còn được gọi là thép trắng, thép không gỉ. Đây là một dạng hợp kim của sắt chứa tối thiểu 10,5% Crom với nhiều đặc tính nổi bật như cứng chắc, bền bỉ, chống ăn mòn, chịu nhiệt cao,…
Ngoài Crom thì inox làm từ gì mà sở hữu nhiều đặc tính nổi bật như vậy? Đương nhiên không thể bỏ qua các thành phần như Niken (Ni), Carbon (C), (Nito (N), Mangan (Mn), Molybdenum,… Tỷ lệ các thành phần này sẽ quyết định tính chất của inox cũng như là tiêu chí quan trọng để phân loại inox.
Vậy inox có phải là kim loại không? Câu trả lời là có. Bởi inox là hợp kim của sắt và cũng được xếp vào hệ thống vật liệu kim loại tương tự như sắt, thép, nhôm, đồng,…
Inox là gì? Đó chính là một hợp kim của sắt mà trong thành phần chứa tối thiểu 10,5% Crom, sở hữu nhiều đặc tính nổi bật
=> Xem thêm: Cuộn Inox Công Nghiệp Có Các Chủng Loại Và Bề Mặt Nào?
Năm 1913, Harry Brearley - một chuyên gia người Anh đã sáng chế ra loại thép có khả năng chống ăn mòn tối ưu. Ông đã giảm lượng Carbon và tăng Crom để tạo nên loại vật liệu có khả năng chịu được môi trường sử dụng khắc nghiệt.
Sau nghiên cứu của Harry Brealey, hãng thép Krupp của Đức tiếp tục cải tiến bằng cách bổ sung thêm Niken vào vật liệu này, cho ra đời thép mã 300 và 400. Chúng không chỉ chống ăn mòn tốt mà còn đặc biệt dẻo dai, dễ gia công và tạo hình.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, thép mã 300 và 400 được một chuyên gia người Anh khác là W. H Hatfield tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Ông đã thay đổi tỷ lệ của Niken và Crom để tạo nên loại inox sở hữu nhiều đặc tính nổi bật và rất phổ biến hiện nay. Đó chính là inox 304.
Tính đến thời điểm hiện tại thì inox có tới hàng trăm mác thép khác nhau. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, lĩnh vực nhờ vào những đặc tính nổi bật của mình.
Thành phần cấu tạo inox là gì? Chắc hẳn nhiều người không biết inox làm từ gì mà có những đặc tính vượt trội đến như vậy. Dưới đây là các thành phần cấu tạo của vật liệu này.
Thành phần cấu tạo của inox gồm Fe, Cr, Ni, C, Mn,… với tỷ lệ các nguyên tố khác nhau, tùy mác thép
Quy trình sản xuất inox bao gồm các công đoạn sau.
Inox được sản xuất theo quy trình bài bản, khép kín để tạo ra vật liệu có tính ứng dụng cao
Việc nắm bắt các đặc tính của inox sẽ giúp người dùng dễ dàng chọn được sản phẩm phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng. Vậy inox có những đặc tính nổi bật nào?
Inox được đánh giá cao hơn các loại kim loại khác nhờ vào những đặc tính ưu việt của mình
Lưu ý là mỗi nhóm inox sẽ thể hiện những đặc tính khác nhau, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn qua bảng dưới.
Nhóm inox |
Từ tính |
Tốc độ hóa bền rèn |
Chịu ăn mòn |
Khả năng hóa bền |
Austenit |
Không |
Rất cao |
Cao |
Rèn nguội |
Duplex |
Có |
Trung bình |
Rất cao |
Không |
Ferrit |
Có |
Trung bình |
Trung bình |
Không |
Martensit |
Có |
Trung bình |
Trung bình |
Tôi và Ram |
Hoá bền tiết pha |
Có |
Trung bình |
Trung bình |
Hoá già |
Nhóm inox |
Tính dẻo |
Làm việc ở nhiệt độ cao |
Làm việc ở nhiệt độ thấp |
Tính hàn |
Austenit |
Rất cao |
Rất cao |
Rât tốt |
Rất cao |
Duplex |
Trung bình |
Thấp |
Trung bình |
Cao |
Ferrit |
Trung bình |
Cao |
Thấp |
Thấp |
Martensit |
Thấp |
Thấp |
Thấp |
Thấp |
Hoá bền tiết pha |
Trung bình |
Thấp |
Thấp |
Cao |
Inox được chia thành nhiều loại dựa trên thành phần hóa học và tính chất cơ học của nó. Dưới đây là một số phân loại chính của inox:
Đây có thể xem là loại thép không gỉ phổ biến nhất với thành phần hóa học chứa ít nhất 7% Niken, 16% Crom và tối đa 0.08% Carbon. Nhờ vào thành phần này, nó có khả năng chống ăn mòn ở phạm vi nhiệt độ rộng và không bị từ tính (không bị hút khi đặt gần nam châm). Inox Austenitic có tính linh hoạt, chống ăn mòn tốt và dễ gia công.
Ngoài ra, nó còn có đặc tính mềm, dẻo, dễ uốn và dễ hàn, làm cho nó phù hợp cho việc sản xuất các sản phẩm gia dụng, tàu thuyền công nghiệp, bình chứa, ống công nghiệp, công trình xây dựng, và nhiều ứng dụng khác. Các loại inox trong nhóm này bao gồm SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s,...
Inox Ferritic là một loại inox có cấu trúc tinh thể Ferrit. Nó chứa từ 12 đến 17% Crom và có tính chất đặc biệt. Inox Ferritic có khả năng chống ăn mòn tốt và có thể chịu được nhiệt độ cao.
Ưu điểm của inox Ferritic bao gồm khả năng chống ăn mòn tốt trong môi trường axit và kiềm yếu, khả năng chống ăn mòn tốt trong môi trường nước biển và khả năng chịu nhiệt độ cao hơn so với inox Austenitic. Nó cũng có độ bền cao và khả năng chống ăn mòn bề mặt tốt.
Tuy nhiên, inox Ferritic có một số hạn chế, bao gồm độ bền kéo thấp hơn so với inox Austenitic và khả năng chịu va đập kém hơn. Nó cũng ít linh hoạt hơn và khó được gia công so với một số loại inox khác.
Inox Ferritic được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau như ống dẫn dầu và khí, ống công nghiệp, ống xả xe, nồi áp suất, bếp nấu, thiết bị làm lạnh và các bộ phận trong máy móc.
Inox Martensitic là một loại inox có cấu trúc tinh thể Martensit. Thành phần hóa học của nó thường chứa từ 11-17% Crom. Inox Martensitic có đặc điểm độ cứng cao và khả năng chịu va đập tốt.
Với tính chất cơ học ưu việt, inox Martensitic được sử dụng trong nhiều ứng dụng yêu cầu độ cứng cao, như sản xuất dao, dụng cụ cắt và các bộ phận máy móc. Đặc biệt, loại inox này thường được sử dụng trong ngành công nghiệp chế tạo dao vì khả năng giữ lưỡi sắc bén và độ bền vượt trội.
Tuy nhiên, inox Martensitic có độ dẻo và độ uốn kém, không chịu ăn mòn tốt như inox Austenitic hay Ferritic. Do đó, nó thường được sử dụng trong những ứng dụng có yêu cầu về độ cứng và khả năng chịu va đập cao hơn là khả năng chống ăn mòn.
Inox Martensitic cũng có khả năng chịu nhiệt tốt và thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu chịu nhiệt như các bộ phận máy nóng, công nghiệp hóa chất và ngành công nghiệp dầu khí.
Với những đặc điểm riêng biệt của mình, inox Martensitic đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp và ứng dụng kỹ thuật đòi hỏi độ cứng và độ bền cao.
Inox Duplex là một loại inox kết hợp cấu trúc tinh thể Austenit và Ferrit. Thành phần hóa học của nó thường chứa từ 18-28% Crom và 4-7% Niken. Inox Duplex có tính chất cơ học tốt, khả năng chống ăn mòn và chịu va đập tốt. Các loại inox Duplex phổ biến trong nhóm này bao gồm LDX 2101, SAF 2304, 2205 và 253MA. Đặc biệt, thành phần hóa học của chúng có sự khác biệt so với inox Austenitic là có chứa lượng Niken ít hơn đáng kể.
Với sự kết hợp của cấu trúc Austenit và Ferrit, inox Duplex mang lại những ưu điểm đáng kể. Nó có khả năng chống ăn mòn tốt trong môi trường axit, kiềm và môi trường nước biển. Ngoài ra, inox Duplex còn có khả năng chịu nhiệt độ cao, độ bền cơ học và khả năng chống ăn mòn bề mặt tốt.
Loại inox này được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng yêu cầu tính linh hoạt cao và độ bền. Ví dụ, nó được áp dụng trong ngành công nghiệp dầu khí, chế tạo tàu thủy, ngành công nghiệp hóa chất, các hệ thống ống dẫn, ống công nghiệp, bồn chứa, và nhiều ứng dụng khác.
Inox Duplex đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp có yêu cầu cao về tính chất cơ học và chống ăn mòn. Sự kết hợp của tính chất của cả Austenit và Ferrit tạo nên một vật liệu đa năng và đáng tin cậy cho nhiều ứng dụng khác nhau.
Inox Precipitation-Hardening là một loại inox có quá trình tạo kết tủa để tăng cường độ cứng. Thông qua xử lý nhiệt, các pha kết tủa được hình thành trong cấu trúc tinh thể của nó. Inox Precipitation-Hardening có độ cứng cao và độ bền vượt trội.
Với tính chất đặc biệt này, inox Precipitation-Hardening thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu tính linh hoạt cao và độ cứng. Nó thích hợp cho các sản phẩm đòi hỏi độ cứng tốt và độ bền cao, chẳng hạn như các thành phần máy móc, công cụ cắt, và các bộ phận chịu tải nặng.
Người ta dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại inox như chủng loại, quy cách, kiểu dáng, màu sắc, bề mặt,…
Như đã nói ở trên, hiện có hàng trăm mác thép với những đặc tính khác nhau. Trong đó, 4 mác thép dưới đây là phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất.
Thuộc phân khúc giá rẻ với thành phần tỷ lệ 18% Crom và không chứa Niken. Loại inox này bị nhiễm từ và dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường, thời tiết. Do đó, ít được sử dụng hoặc chỉ sử dụng trong điều kiện tạm thời, thời gian ngắn.
Đây là dòng inox có giá thành tương đối với thành phần tỷ lệ 18% Crom và 8% Niken. Đặc biệt, hàm lượng Mangan trong inox 201 khá cao nên chúng rất cứng chắc. Nhưng xét về khả năng chống ăn mòn thì lại không được đánh giá cao.
Loại inox này có giá hơi cao với thành phần tỷ lệ 8% Crom và 10% Niken. Hiện nay, inox 304 rất được yêu thích và có tính ứng dụng rộng rãi nhờ vào những đặc tính nổi bật. Có thể kể đến như sáng bóng, cứng cáp, chịu nhiệt tốt, đặc biệt là khả năng chống ăn mòn vượt trội.
Inox 304 là loại inox được sử dụng nhiều nhất hiện nay bởi mức giá phải chăng cùng hàng loạt tính năng nổi bật
=> Xem thêm: Bảng Giá Tấm Inox 304 Chi Tiết Chuẩn Nhất Tại Inox Gia Hưng
Trong 4 loại inox được sử dụng nhiều nhất thì inox 316 có giá thành đắt nhất. Thành phần tỷ lệ 17% Crom và 12,5% Niken, đặc biệt, được bổ sung thêm Molypden giúp gia tăng khả năng chống ăn mòn. Giá thành cao cùng đặc tính nổi bật nên loại inox này chỉ được sử dụng trong những ngành nghề, lĩnh vực đặc thù.
Biết được inox là gì, vậy bạn có biết tại sao vật liệu này lại được sử dụng rất nhiều hiện nay? Đó chính là nhờ vào những lý do sau.
Với những ưu điểm nổi bật nói trên, không quá khó hiểu tại sao inox lại được ưa chuộng và ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực.
Dễ dàng bắt gặp sự “góp mặt” của vật liệu inox trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau
Để phân biệt inox thật và giả, bạn có thể áp dụng những cách đơn giản sau.
Khi đưa cục nam châm đến gần inox, nếu không có lực hút hoặc lực hút rất nhẹ thì đó là inox thật. Ngược lại, lực hút mạnh thì đó là inox giả, bị pha trộn nhiều tạp chất.
Dung dịch thử, cụ thể ở đây là axit 70 độ sẽ giúp bạn nhận biết inox thật giả dễ dàng. Nếu là inox thật thì sẽ giữ nguyên màu sắc và độ sáng bóng. Nếu là inox giả thì chỗ tiếp xúc với dung dịch sẽ nhanh chóng chuyển sang màu đen.
Đối với cách thử này thì bạn cần mang mẫu test đến trung tâm kiểm nghiệm để được thực hiện và cho kết quả chính xác. Thành phần hóa học trong mẫu test sẽ giúp bạn biết được đó là loại inox nào.
Có nhiều cách để phân biệt inox thật - giả như dùng nam châm, dùng dung dịch thử hoặc đem đi test thành phần hóa học ở trung tâm kiểm nghiệm
Inox 304 và inox 201 là loại 2 inox đang được sử dụng rất nhiều hiện nay. Do thành phần cấu tạo khác nhau nên đặc tính của 2 loại vật liệu này cũng khác nhau, được thể hiện qua bảng so sánh bên dưới.
Thông số, đặc tính |
Inox 304 |
Inox 201 |
Thành phần |
8,1% Niken + 1% Mangan |
4,5% Niken + 7,1% Mangan |
Gia công dát mỏng |
Dễ dàng, không cần gia nhiệt |
Khó hơn so với inox 304 |
Độ cứng |
Thấp hơn inox 201 |
Cao hơn inox 304 |
Độ bền |
Độ bền cao |
Độ bền thấp hơn |
Khả năng chống ăn mòn |
Tốt hơn inox 201, bề mặt nhẵn mịn |
Kém hơn inox 304, về mặt thường có vết rỗ |
Khả năng tiếp xúc với axit và muối |
Không tiếp xúc với axit và muối |
Tiếp xúc nhẹ với axit và muối |
Khả năng nhiễm từ |
Không hút nam châm |
Hút nhẹ nam châm |
Giá thành |
Cao |
Thấp hơn |
Inox 201 và inox 304 có nhiều khác biệt, và có thể phân biệt bằng nhiều cách thử khác nhau
Để tránh nhầm lẫn trong việc chọn mua và sử dụng, bạn cần “bỏ túi” những cách phân biệt inox 304 và inox 201 mà chúng tôi chia sẻ bên dưới.
CÁCH THỬ |
INOX 304 |
INOX 201 |
Dùng Nam châm |
Không hút nam châm |
Hút nhẹ nam châm |
Dùng axit |
Không phản ứng |
Có hiện tượng sủi bọt |
Dùng thuốc thử chuyên dụng |
Có màu xanh |
Có màu gạch |
Inox là vật liệu có khả năng tái chế 100%. Đặc biệt, có thể tái chế nhiều lần mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của vật liệu. Thực tế thì các sản phẩm thép không gỉ hiện nay đều được sản xuất bằng cách tái chế lại các vật liệu trước đó.
Quy trình tái chế inox bao gồm các bước:
Inox là vật liệu có khả năng tái chế nhiều lần và việc tái chế mang đến nhiều lợi ích, giúp tiết kiệm 67% năng lượng
Bạn đang tìm mua vật liệu inox để sử dụng trong công việc sản xuất? Hãy ghé qua Inox Gia Hưng nhé! Chúng tôi có đủ mọi quy cách (độ dày, khổ rộng, trọng lượng) để bạn tha hồ lựa chọn.
Các loại vật liệu inox công nghiệp của Inox Gia Hưng đều được nhập khẩu từ những tập đoàn thép không gỉ lớn ở châu Âu, châu Á nên chất lượng và độ bền không còn là vấn đề đau đầu. Chúng tôi cũng có đầy đủ giấy tờ, chứng từ để bạn yên tâm về nguồn gốc sản phẩm.
Về giá cả thì cứ yên tâm nhé! Chúng tôi cam kết mức giá cạnh tranh và hợp lý. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thép không gỉ, chúng mình biết bạn cần gì và sẽ giúp bạn tìm sản phẩm phù hợp với túi tiền. Đặc biệt, nếu mua số lượng lớn, chúng mình sẽ giảm giá hấp dẫn cho bạn đấy!
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp inox là gì, có những loại nào, đặc tính ra sao,… Mọi nhu cầu đặt mua inox và các sản phẩm từ inox, đừng quên liên hệ đến Inox Gia Hưng. Chúng tôi chuyên cung cấp inox chính hãng được nhập khẩu từ các tập đoàn lớn, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu sử dụng của khách hàng.
Công ty TNHH Inox Gia Hưng
Trụ sở: Kho G4, TT dịch vụ cơ điện, Km12, Quốc Lộ 1A, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Hotline: 0945 417 993
Facebook: https://www.facebook.com/giahunginox/
Email: giahung.inoxtrangtri@gmail.com
Website: inoxgiahung.vn
TIN TỨC LIÊN QUAN
ĐỊA CHỈ & NHÀ MÁY SẢN XUẤT
CÔNG TY TNHH INOX GIA HƯNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT
CÔNG TY TNHH INOX GIA HƯNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT